Công việc sửa chữa điện tại nhà luôn rình rập những mối hiểm nguy đối với người thợ sửa và cả những người xung quanh. Để đảm bảo an toàn sức khỏe và tính mạng, chúng ta cần nắm rõ và tuân thủ đúng những nguyên tắc.
Trong quá trình vận hành hệ thống điện trong nhà, rất có thể xảy ra những trục trặc kỹ thuật. Do đó, để đảm bảo an toàn về sức khỏe và tính mạng cho chính bạn và người xung quanh khi thực hiện công việc sửa chữa điện tại nhà cần phải tuân thủ 7 lưu ý dưới đây.
1. Tham khảo ý kiến bên điện hoặc thuê thợ chuyên nghiệp
Điện là năng lượng mang lại nhiều mối nguy hiểm chết người, do đó cần phải có hiểu biết và các kỹ năng cơ bản thì bạn mới nên can thiệp vào hệ thống điện. Trước khi tiến hành công việc này, bạn nên đọc kỹ các hướng dẫn từ nhà sản xuất. Những kiến thức bạn biết cùng với chỉ dẫn đi kèm, trong một số tình huống bạn có thể tự mình thực hiện sửa chữa điện cho gia đình. Tuy nhiên, để cho công việc đảm bảo chất lượng và nhanh chóng hơn, bạn có thể tìm kiếm thợ sửa điện chuyên nghiệp.
2. Ngắt cầu dao điện trước khi sửa chữa
Hãy tắt nguồn điện đi vào đoạn mạch hay cả hệ thống điện. Đây là nguyên tắc rất quan trọng và luôn phải ghi nhớ khi bắt đầu công việc sửa chữa điện tại nhà để tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra. Thực hiện điều này, bạn chỉ cần ngắt cầu dao, cầu chì hay aptomat điều khiển.
3. Hãy thử điện sau khi ngắt nguồn điện rồi hãy bắt đầu sửa chữa
Luôn luôn kiểm tra mạch, các thiết bị kết nối với điện sau khi ngắt nguồn. Sử dụng bút thử điện để kiểm tra điện có bị rò rỉ ở đâu không. Đặc biệt cần thông báo với mọi người trong gia đình là bạn đang sửa chữa điện để tránh họ bật lại cầu dao và gây nguy hiểm cho bạn. Chỉ có đóng điện sau khi đã hoàn thành công việc sửa chữa.
4. Mang đồ bảo hộ
Bạn nên mang găng tay chuyên dụng khi sửa chữa điện. Điều này sẽ giúp bạn tránh bị thương bảo những vật sắc cạnh. Hãy đeo găng tay cao su khi làm việc ở nơi ẩm ướt, những nơi như thế sẽ rất nguy hiểm nếu dòng điện tiếp xúc gián tiếp qua nước tới bạn.
5. Cách điện giữa cơ thể với mặt tiếp xúc dưới đất
Thứ năm: Sử dụng ủng cao su khi làm việc môi trường ẩm ướt. Nước là chất dẫn điện rất tốt, nếu chẳng may hệ thống dây dẫn có chỗ bị hở thì nguy cơ bạn bị giật điện là rất cao. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn bạn nên mang ủng cao su và đứng trên một bề mặt không dẫn điện chẳng hạn như gỗ, tấm cao su khô ráo.
6. Đeo kính
Đeo kính khi sửa chữa hệ thống điện tại nhà. Kính an toàn sẽ bảo vệ đôi mắt của bạn tránh tiếp xúc với các tia lửa điện, bụi bẩn và các mảnh vụn trong khi tác vụ. Đặc biệt nếu phải khoan đục thì chiếc kính sẽ phát huy hết khả năng ưu việt của nó, các mảnh vụn, vôi vữa sẽ không bắn vào mắt.
7. Đeo mặt nạ
Mặt nạ chống bụi. Ngoài việc mang kính, mặt nạ chống bụi cũng có thể ngăn chặ các bụi bẩn, mảnh vụ xâm nhập vào trong cơ thể thông qua đường hô hấp. Tuy nhiên, bạn cũng phải tìm hiểu kỹ và lựa chọn loại mặt nạ phù hợp và chất lượng.